- CÓ NÊN DU HỌC NGÀNH TRUYỀN THÔNG TẠI ANH?
- Ngành truyền thông là gì ?
- Chất lượng đào tạo ngành truyền thông nước nhà có đủ đáp ứng bạn ?
- Học ngành truyền thông tại Anh có gì khác biệt?
- Tại sao bạn nên theo học ngành truyền thông tại Vương quốc Anh ?
- Du học Anh ngành truyền thông gồm có những khóa học nào?
- Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành truyền thông
- Một số trường giảng dạy tốt ngành truyền thông tại Anh
CÓ NÊN DU HỌC NGÀNH TRUYỀN THÔNG TẠI ANH?
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, truyền thông dần trở thành một ngành “hot trend” được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Hơn nữa, truyền thông cùng là một trong những ngành thời thượng mà quốc gia nào cũng có những khóa học đào tạo hấp dẫn về ngành này. Nhiều người nhận định, những tố chất quan trọng nhất để có thể thành công trong nghề truyền thông thường là “tự nhiên mà có”. Tuy nhiên, giáo dục cũng là một phần quan trọng để một sinh viên có thể tự tin xây dựng một sự nghiệp thuận lợi trong ngành truyền thông.
Một ngành học đòi hỏi sự đổi mới, cập nhật liên tục như truyền thông dĩ nhiên cần một môi trường tấp nập với các tranh luận đầy chính kiến và guồng quay của xã hội luôn tốt hơn một thế giới tĩnh lặng trong truyền thông đa phương tiện. Đó cũng chính là lý do du học ngành truyền thông tại Anh được nhiều người ưa thích bởi bề dày lịch sử quốc gia dưới nhiều khía cạnh và cách tiếp cận thông tin luôn luôn đổi mới, phù hợp xu thế.
Ngành truyền thông là gì ?
Ngành truyền thông rất rộng lớn và có tính ứng dụng thực tế cao, gồm các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực: báo chí (Journalism), truyền thông thực hành (Communication practice), phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu (Communications Studies).
Có thể hiểu ngành truyền thông một cách đơn giản là áp dụng những phương pháp giao tiếp để xây dựng mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Làm sao để giúp thương hiệu công ty, doanh nghiệp định vị trong tâm trí của khách hành, truyền tải thông điệp và tạo thiện cảm với khách hàng.
Để có một chiến dịch truyền thông hiệu quả, cần phải thiết kế một chương trình hành động được xây dựng cần thận, càng chi tiết càng tốt, sau đó là gửi đến khách hàng những thông điệp về hoạt động và điểm mạnh của sản phẩm trong doanh nghiệp hay con đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai . Đây là một công cụ quan trọng khi thực hiện bất kỳ một phương thức bán hàng nào.
Với các sinh viên truyền thông đang còn ngồi trên ghế nhà trường, dù là ở bậc đại học hay cao học, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu xây dựng cho mình một bộ hồ sơ năng lực (portfolio) bao gồm những công việc và kinh nghiệm mà mình tích lũy được trong lĩnh vực truyền thông để có được sự khởi đầu tốt nhất trong lĩnh vực nhiều sự cạnh tranh này.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông bạn không cần phải là một cây viết xuất sắc, nhưng sự yêu thích, say mê với nghệ thuật kể chuyện là một yêu cầu tiên quyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hiểu được sự đa dạng và rộng lớn của thị trường truyền thông vì bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều phương tiện và môi trường khác nhau: từ truyền hình cho đến rạp phim, từ báo giấy cho đến các trang web, từ những buổi gặp gỡ nhỏ cho đến những sự kiện quy tụ hàng ngàn người… Những hoạt động đó cũng chính là điểm hấp dẫn của nghề truyền thông.
Chất lượng đào tạo ngành truyền thông nước nhà có đủ đáp ứng bạn ?
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều các trường cao đẳng, đại học có chương trình đào tạo ngành truyền thông hấp dẫn, nhưng làm thế nào để bạn có thể hòa nhập vào môi trường truyền thông đầy sôi động và đang phát triển không ngừng từng ngày trên toàn cầu ?
Ngành truyền thông tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc,… những văn hoá, xã hội có những đặc thù mà người làm truyền thông phải cực kỳ am hiểu để có thể phát triển và làm việc được trong môi trường toàn cầu.
Theo thống kê của Hội nhà báo Việt Nam : “Chỉ có khoảng 20 – 30% sinh viên báo chí , truyền thông khi ra trường theo làm đúng chuyên ngành mình đã học và cũng chỉ có khoảng 8 – 10% trong số này có thể tạo ra được thương hiệu riêng cho bản thân”
Vậy thì với vô vàn cơ hội làm việc trong ngành nghề có sự thay đổi liên tục về xu hướng như truyền thông bạn không những cần có nền tảng kiến thức tốt, chuyên môn vững vàng mà cần phải có kỹ năng thành thạo.
Học ngành truyền thông tại Anh có gì khác biệt?
Là nhóm ngành học có sức hút chưa hề giảm nhiệt, ngành truyền thông hiện đang chiếm giữ vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội cũng như các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị, trường đại học tổ chức đào tạo ngành Truyền thông từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây chính là làm thế nào để sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường truyền thông báo chí đầy sôi động trong khi “chỉ có khoảng 20 – 30% sinh viên báo chí khi ra trường làm đúng chuyên ngành mình đã học, và cũng chỉ có 8 – 10% trong số này tạo dựng được thương hiệu cho mình”? (theo thống kê của website Hội Nhà báo Việt Nam).
Với lựa chọn cơ hội việc làm đa dạng, từ phóng viên, biên tập viên, copywriter, social media, MC, maketer, PR, quản lý truyền thông, giám đốc truyền thông, giám đốc sáng tạo… thì đòi hỏi các ứng viên không chỉ có được nền tảng kiến thức học thuật tốt, chuyên môn sâu sắc mà phải có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Và đó cũng chính là lý do mà rèn luyện kỹ năng làm báo, làm truyền thông cần được ưu tiên hàng đầu trong các trường đào tạo nhưng hiện trạng lại được chưa chú trọng tương xứng.
Tại các nước phương Tây – nơi có ngành truyền thông phát triển vượt bậc thì yêu cầu đặt ra cho mỗi sinh viên khi du học Anh ngành Truyền thông đó chính là phải có tố chất, kỹ năng và được làm những công việc y như tại các tòa soạn, công ty truyền thông quảng cáo ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường. Còn với các cơ sở đào tạo thì yêu cầu cơ bản nhất là phải có đầy đủ hệ thống trang thiết bị như một tòa soạn báo thu nhỏ, một studio, một đài phát thanh, truyền hình, một tờ báo trực tuyến hay tổ chức truyền thông ngay trong khuôn viên trường để sinh viên dễ dàng tác nghiệp. Bên cạnh đó, các trường tại Anh còn phải có đội ngũ giảng viên tinh thông nghề nghiệp, thấu hiểu rõ xu hướng truyền thông báo chí cùng những điều thiết thực nhất để truyền thụ kiến thức, hướng dẫn cho mỗi học viên.
Như vậy, có thể nói rằng, khi chọn du học Anh ngành Truyền thông thì bạn sẽ có cơ hội lý tưởng nhất để trải nghiệm một môi trường báo chí đầy sôi động, được thử nghiệm các công cụ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình khám phá, nghiên cứu, học tập, được học những môn đề cao tính thực hành, phát triển kỹ năng chứ không đơn thuần là nặng về lý thuyết như tại Việt Nam.
Tại sao bạn nên theo học ngành truyền thông tại Vương quốc Anh ?
Hệ thống truyền thông báo chí lớn mạnh bậc nhất toàn cầu
Nước Anh có một trong những mạng lưới truyền thông phát triển và lớn mạnh nhất trên thế giới. Bao gồm các báo nổi tiếng như BBC News, The Sun, The Times & The Sunday Times, The Guardian, The Daily Mail, The Mirror, Daily Express .. hàng trăm tạp chí và báo chí xuất bản ấn phẩm định kỳ, 5 đài truyền hình và nhiều đài truyền hình vệ tinh và kỹ thuật số khác.
Nhờ học tập và làm việc tại đất nước có xu hướng truyền thông mạnh mẽ như vậy, sinh viên theo học cũng có nhiều lợi thế khi được đắm mình trong môi trường truyền thông quốc tế chuyên nghiệp cũng như trải nghiệm khả năng bản thân, củng cố năng lực, sự tự tin.
Hệ thống giáo dục liên tục đổi mới
Hệ thống giáo dục tại Vương quốc Anh liên tục đổi mới và là một quốc gia lý tưởng để nghiên cứu các chủ đề về sự phát triển của giới trẻ và các phương pháp học tập qua từng thời kỳ. Các sinh viên tốt nghiệp tại Anh thường trở thành cố vấn cho các phòng ban trong chính phủ và các cơ sở giáo dục.
Truyền thông luôn đòi hỏi tư duy đổi mới sáng tạo liên tục để có thể tiếp cận tốt nhất đến các mục tiêu trong ngành, vì vậy học tập tại một đất nước phát triển như Anh quốc sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên phát huy bản thân.
Chất lượng giảng viên và trang thiết bị
Ở các nước phương Tây – nơi ngành truyền thông phát triển vượt bậc thì yêu cầu đặt ra cho mỗi sinh viên khi du học Anh ngành Truyền thông đó chính là phải có tố chất, kỹ năng, sự tự giác để được thực tập những công việc y như tại các tòa soạn, công ty truyền thông quảng cáo ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường.
Lựa chọn du học Anh ngành Truyền thông là bạn sẽ có cơ hội lý tưởng nhất để trải nghiệm một môi trường báo chí đầy sôi động, được thử nghiệm các công cụ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình khám phá, nghiên cứu, học tập, được học những môn đề cao tính thực hành, phát triển kỹ năng thực tế chứ không đơn thuần là nặng về lý thuyết như học tại Việt Nam.
Tiếp cận đa dạng nền văn hóa
Du học Anh ngành Truyền thông giúp bạn rèn luyện sự tự tin, chưa kể đến nước Anh là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa độc đáo và rất đặc trưng, du học Anh Quốc sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về phong tục tập quán của từng vùng miền, từng quốc gia trên thế giới . Bạn sẽ được mở mang đầu óc, tư duy nhạy bén, tiếp xúc, làm quen với các sinh viên khác đến từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Cung cấp chương trình học đa đạng
Hiện có hơn 100 trường đại học, cơ sở đào tạo tại Anh cung cấp các khóa học Truyền thông, tùy theo chuyên ngành mà sinh viên muốn học mà có thể chọn các khóa học phù hợp với đam mê của mình :
-
- Báo chí
- Quảng cáo, PR và xuất bản
- Nhiếp ảnh và làm phim
- Truyền hình và âm thanh
- Truyền thông và media
- Truyền thông đồ họa
- Truyền thông không gian
- Truyền thông hình ảnh, văn hóa và thiết kế tương tác
- Fashion marketing
Rèn luyện sự tự tin
Ngành Truyền thông là một trong những ngành đặc thù phù hợp với những bạn hướng ngoại. Trong quá trình học tập ngành này tại Anh, sinh viên quốc tế sẽ được rèn luyện sự tự tin, có nhiều lợi thế để đắm mình trong môi trường truyền thông quốc tế chuyên nghiệp cũng như trải nghiệm môi trường tiếng Anh hấp dẫn.
Điều này hỗ trợ rất nhiều cho bạn trong quá trình làm việc sau này, giúp bạn trở nên tự tin hơn, dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc thực tế.
Đa dạng cơ hội việc làm
Khi theo khóa học truyền thông tại Anh, du học sinh sẽ được lựa chọn nhiều chuyên ngành khác nhau như: Phương tiện truyền thông, Quan hệ công chúng, Xuất bản, Báo chí, Dịch vụ thông tin, Quảng cáo, Truyền hình, truyền thanh,…
Chính vì được lựa chọn đa dạng ngành học nên các bạn cũng có nhiều cơ hội làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như: phóng viên, biên tập viên, copywriter, social media, MC, maketer, PR, quản lý truyền thông, giám đốc truyền thông, giám đốc sáng tạo…
Thu nhập ổn định
Truyền thông là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành này chưa bao giờ hết hot.
Chính vì đặc thù của ngành truyền thông là đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, và không ngừng phát triển nên muốn tìm được công việc lương cao, sinh viên cần liên tục trau dồi bản thân, trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc của thị trường.
Theo một khảo sát thống kê của Glassdoor thì với người đang công tác trong ngành Truyền thông là những người sở hữu mức lương cực kỳ hấp dẫn. Trung bình 40.968 GBP/năm và tại thành phố London là 41.630 GBP.
Trong khi đó, trang Payscale* công bố mức lương một năm của một số vị trí công tác trong ngành Truyền thông tại Anh như sau:
– Giám đốc truyền thông: 45.178 – 96.310 GBP
– Quản lý truyền thông marketing: 22.335 – 51.258 GBP
– Quản lý truyền thông: 26.052 – 51.369 GBP
Du học Anh ngành truyền thông gồm có những khóa học nào?
Hiện có hơn 100 trường đại học, cơ sở đào tạo tại Anh cung cấp các khóa học Truyền thông, bao gồm:
-
- Báo chí
- Quảng cáo, PR và xuất bản
- Nhiếp ảnh và làm phim
- Truyền hình và âm thanh
- Truyền thông và media
- Truyền thông đồ họa
- Truyền thông không gian
- Truyền thông hình ảnh, văn hóa và thiết kế tương tác
Các trường đại học tại Anh cung cấp chương trình đào tạo giáo viên ở cấp độ đại học có chất lượng cao, và sẽ được cấp bằng BEd (Cử nhân giáo dục) và, trong nhiều trường hợp, QTS (đủ điều kiện làm giáo viên). Bạn cũng có thể học Bằng cử nhân liên quan đến giáo dục. Đại học đại cương và HND có những chuyên ngành như giáo dục và chăm sóc, cùng với nhiều khóa học chuyên sâu ở cấp độ sau đại học.
Các khoá sau đại học thường là thạc sĩ lên lớp và chứng chỉ / bằng diploma sau đại học, hoặc thạc sĩ nghiên cứu (MPhil, MRes, PhD). Bạn có thể lựa chọn các lĩnh vực như xã hội học, chính sách xã hội và nhân loại học, địa nhân văn và xã hội hoặc báo chí và truyền thông.
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành truyền thông
Nắm bắt được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của phương tiện xã hội, ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn theo học ngành truyền thông, và khiến ngành này trở nên hot hơn bao giờ hết. Vậy liệu cơ hội nghề nghiệp của sinh viên có bị giảm bớt ?
Thực tế là từng đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về ngành này của thị trường lao động. Đặc biệt, truyền thông lại là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng phát triển, nên không phải sinh viên nào ra trường cũng đều có thể tìm được một công việc lương cao. Chính vì vậy, mỗi sinh viên đều cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng vượt trội hơn các ứng viên khác để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và có một mức thu nhập mà nhiều người mơ ước.
Truyền thông gắn liền với công nghệ thông tin, nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 đã mở ra một cơ hội phát triển mới cho ngành truyền thông. Tại Việt Nam, nhóm ngành truyền thông tập trung vào việc quảng cáo, tổ chức sự kiện, viết bài về các sản phẩm, dịch vụ. Với tính sáng tạo, mới lạ, ngành này đang thu hút rất đông đảo nhân lực tìm đến nhưng không phải ai cũng có thể phát triển. Các chuyên gia về quan hệ công chúng được xem là ” con át chủ bài ” của các công ty truyền thông, với mức lương cao ngất ngưởng. Đơn giản vì tính đến nay, số lượng người được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu về ngành còn rất ít ỏi. Do đó, truyền thông là một ngành đang thực sự khát nhân lực hiện nay.
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh :
-
- Quản lý, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, thông cáo, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo… Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông
- Biên tập viên chuyên xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh. Cơ quan thông tấn.
- Chuyên gia thiết kế: Làm công việc về thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, biển hiệu, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
- Thiết kế website: thiết kế về giao diện, thiết kế chức năng website, hình ảnh và xây dựng nội dung website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.
- Thiết kế đồ họa 3D: Ứng dụng trong trò chơi giải trí, phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,..tại các công ty về thiết kế đồ họa 3D.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo có liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện.
- Làm Giám đốc sản xuất, sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web…
Ở thị trường quốc tế, nhu cầu nhân lực của ngành truyền thông có trình độ tương đối lớn, mức lương trung bình vô cùng hấp dẫn với 68.000$/năm. Tại Việt Nam, công ty nào cũng cần đội ngũ chuyên nghiệp để để tiếp xúc với khách hàng và sáng tạo những thứ mới lạ để thu hút khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, ngành truyền thông đã và đang thỏa mãn được các yêu cầu trên của các công ty. Đặc biệt là mức đãi ngộ kèm theo thường rất cao, tùy thuộc vào quy mô công ty.
Một số trường giảng dạy tốt ngành truyền thông tại Anh
Chọn được ngành mình muốn du học đã khó, để chọn được ngôi trường giảng dạy tốt lĩnh vực mình muốn theo đuổi cũng như mang đến triển vọng tương lai ngời sáng lại là điều không hề dễ dàng. Nếu đã có ý định du học Anh ngành Truyền thông thì bạn có thể tham khảo một số trường sau đây:
-
- Đại học Coventry
- Đại học East Anglia
- Đại học Newcastle
- Đại học Loughborough
- Đại học Lancaster
- Đại học Sheffield
- Đại học Leeds
- Đại học Nottingham
- Đại học Warwick
- Đại học Cardiff
- Đại học City London
- Đại học Surrey