Thế nào là tài khoản phong tỏa (viết tắt TKPT) (chứng minh tài chính)?

Theo quy định của Đại sứ quán Đức (cập nhật tháng 22.02.2022), một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ xin VISA chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính.

Nộp tiền theo đúng yêu cầu đảm bảo chi phí sinh hoạt trong trong thời gian học tập tại Đức vào một tài khoản phong tỏa tại Đức (ví dụ như tại ngân hàng VietinBank chi nhánh ở Đức  hoặc Deutsche Bank). Bạn có thể nộp bằng Euro hoặc VNĐ được quy đổi theo tỉ giá tại ngày nộp tiền.
=> Số tiền này, du học sinh có thể rút ra hằng tháng để chi tiêu, sinh hoạt theo định mức quy định.

Trường hợp nào thì cần mở tài khoản phong tỏa (chứng minh tài chính) khi Du học nghề tại CHLB Đức?

TH1: Nếu du học sinh học tiếng Đức B2 trước khi vào học nghề:
Cần chứng minh có ít nhất 909 Euro/tháng x số tháng.
Ví dụ: Học viên cần học B2 (miễn phí) trong 4 tháng trước khi vào học nghề.
Số tiền cần phong tỏa như sau: 4 tháng x 909E = 3636 Euro
TH2: Trong thời gian học nghề, nếu tiền lương thực hành nghề không đủ 909 Euro thì du học sinh phải chứng minh thêm tiền trong tài khoản phong tỏa.
Ví dụDu học sinh ngành Nhà hàng – Khách sạn, lương năm 1 được 859 Euro, lương năm 2 được 909 Euro, lương năm 3 được 969 Euro
Số tiền cần phong tỏa như sau:
Học nghề năm 1: (909E – 859E) * 12 tháng = 600 Euro
Học nghề năm 2: lương học nghề = 909E => Không cần tiền TKPT
Học nghề năm 3: lương học nghề > 909E => Không cần tiền TKPT

Chú ý và khái niệm “Phong tỏa”

Chữ “PHONG TỎA” trong tài khoản có ý nghĩa số tiền TỐI ĐA mà du học sinh được rút ra mỗi tháng sẽ bị giới hạn cụ thể. Điều đó nghĩa làduhọc sinh không thể rút số tiền bất kỳ màdu học sinh muốn mà chỉ được rút theo mức giới hạn của tài khoản/1 tháng.Ví dụ: Số tiền TKPTcủa năm 1 là 600 Euro/12tháng. Như vậy mỗi tháng du học sinh chỉ được rút đúng số tiền trong tài khoản tức là (600E : 12 tháng = 50E)  cho năm đầu mà thôi. Điều này nhằm đảm bảo ngưỡng an toàn đểduhọc sinh luôn có khả năng tự chi trả các sinh hoạt phícủa mìnhtại Đức.
Tài khoản phong tỏa là gì? Thời hạn phong tỏa tài khoản bao lâu?